Kế hoạch Marketing cho thương hiệu thời trang HIỆU QUẢ 2022

Một kế hoạch marketing cho thương hiệu thời trang sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của thương hiệu đó. Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, marketing về thời trang luôn phải đảm bảo đi nhanh để chiếm được ưu thế trên thị trường. Cùng NTT Blog tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!

1. Tại sao ngành thời trang cần marketing

Marketing về thời trang sẽ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng.Khi các sản phẩm đó xuất hiện trên các chương trình, tờ báo lớn, có đối tượng khách hàng tiềm năng là đối tượng đọc báo, xem chương trình đó thì mặt hàng thời trang dễ tiếp cận hơn. 

Nếu các sản phẩm thời được quảng bá bởi KOLs, stylist, fashionista…niềm tin của khách hàng tiềm năng sẽ mãnh liệt hơn. 

Các sản phẩm về thời trang như giày, dép, túi xách được marketing hiệu quả thì khách hàng sẽ có niềm tin vào sản phẩm. Từ đó, quyết định mua hàng của họ sẽ dễ dàng hơn. Vì thế, các doanh nghiệp thời trang luôn chú trọng vào marketing trong ngành thời trang.

Content marketing quần áo chính là điểm khác biệt, thu hút khách hàng chú ý vào thương hiệu của doanh nghiệp. Bằng cách chia sẻ câu chuyện thương hiệu, tip phối đồ…Bạn có thể dễ dàng cuốn khách hàng vào những sản phẩm của mình. 

Thậm chí, bạn có thể thấy rõ sự sáng tạo trong các bộ lookbook trong kế hoạch marketing quần áo của các thương hiệu thời trang. Sự đầu tư concept rõ ràng sẽ thổi hồn vào sản phẩm, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng. 

2. Xây dựng chiến lược marketing 7P cho shop thời trang

Cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm thời trang 7P sẽ như sau:

2.1. Product (Sản phẩm)

Bước đầu tiên trong chiến lược marketing cho thời trang là chiến lược sản phẩm. Đây là quá trình nghiên cứu về sản phẩm, phân tích thị trường kỹ càng. Một người marketer cần biết được sản phẩm của doanh nghiệp đang hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng nào. Marketer cũng cần nhận định về xu hướng marketing thời trang, nghiên cứu về hành vi sở thích của khách hàng tiềm năng để có được nhận định bước đầu về sản phẩm thời trang. 

Trước khi ra mắt thị trường, một sản phẩm thời trang phải đáp ứng được bản sắc thương hiệu, thể hiện qua logo, màu sắc, thiết kế đại diện cho thông điệp mà nhãn hàng đang hướng đến. Sản phẩm đó cũng phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Sản phẩm thời trang đó cũng phải độc đáo, không hòa lẫn với các thương hiệu khác cùng phân khúc.

2.2. Price (Giá cả) 

Giá thành sản phẩm cũng là một phần trong cách thức marketing thời trang. Mức giá thành sẽ phụ thuộc vào từng chiến dịch, từng bộ sưu tập, từng tệp khách hàng khác nhau. Các marketer cần đưa ra mức giá phù hợp, tránh trường hợp mức giá quá cao so với thị trường tiềm năng, dẫn đến sự thất bại của chiến dịch. 

2.3. Place (Địa điểm) 

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các kênh thương mại điện tử, nhiều nhãn hàng thời trang đã phát triển song song cả marketing online ngành thời trang và offline để có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thời trang vẫn phải chú trọng đến kênh phân phối trực tiếp, đẩy mạnh trade marketing ngành thời trang, để tối đa hóa lợi nhuận.

2.4. Promotion (Quảng bá) 

Chiến dịch marketing thời trang sẽ không thành công nếu như bỏ qua bước quảng bá, để khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu, sản phẩm thời trang của doanh nghiệp. 

Các marketer sẽ sáng tạo các content marketing quần áo hấp dẫn, viral để gây sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Kế hoạch marketing trong ngành thời trang còn bao gồm marketing trong ngành thời trang còn bao gồm việc phân bổ thời gian, kênh quảng bá đúng đối tượng khách hàng. Các hình thức content cũng được sáng tạo đa dạng như TVC, video…trên các nền tảng truyền thống và social. 

2.5. People (Con người) 

Khi xác lập chiến lược marketing shop quần áo, chủ shop cần phải nắm vững mối quan hệ giữa khách hàng và nhân viên của mình. 

Khi mới mở cửa hàng thời trang, bạn có thể tự làm tất cả mọi việc, từ bán hàng, tư vấn đến giao hàng. Tuy nhiên, khi cửa hàng mở rộng quy mô kinh doanh, bạn cần phải tuyển thêm nhân viên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn cần lập rõ kế hoạch tuyển dụng nhân viên cho từng vị trí, chế độ, quyền lợi và yêu cầu của từng vị trí. 

Đối với khách hàng, những người trực tiếp quyết định đến doanh thu của cửa hàng, thì chủ shop cần phải có kế hoạch lâu dài, từ việc tiếp cận khách hàng qua những kênh quảng cáo đến việc chăm sóc khách hàng sau khi đã mua hàng. 

2.6. Process (Quy trình)

Chiến lược marketing của công ty thời trang cần phải có hệ thống và quy trình tổ chức rõ ràng cho từng giai đoạn khác nhau. Vì thế, marketer cần phải đưa ra một quy trình hợp lý để giảm thiểu chi phí vận hành và tối đa hóa lợi nhuận.

Bạn có thể giảm thiểu kênh bán hàng, hệ thống phân phối, các quy trình có sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. 

2.7. Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)

Các bằng chứng hữu hình sẽ cho thấy sự ảnh hưởng của doanh nghiệp đến các khách hàng tiềm năng. Đó là quá trình xây dựng thương hiệu và giúp khách hàng nhận thức được vị trí của nhãn hàng thời trang đó.  

Cách marketing quần áo cho thương hiệu thời trang sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của thương hiệu đó. Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, marketing về thời trang luôn phải đảm bảo đi nhanh để chiếm được ưu thế trên thị trường. 

3. Học được gì từ chiến lược marketing của Ivy Moda trong ngành thời trang 

Thương hiệu Ivy Moda đã khẳng định được vị trí hàng đầu trong ngành thời trang tại Việt Nam. Ivy Moda đã phát triển lớn mạnh lên đến 18 cửa hàng chính thức và 10 cửa hàng nhượng quyền bằng chiến lược marketing thời trang bài bản, đánh trúng tâm lý người Việt.

3.1. Thương hiệu Việt dành cho người Việt

Ivy Moda là thương hiệu nhắm đến đối tượng chính là phụ nữ Việt. Ra đời vào năm 2015, khi các thương hiệu thời trang quốc tế đang ồ ạt tiến vào thị trường Việt Nam thì Ivy Moda càng chú trọng hơn vào từng thiết kế, chất lượng của từng sản phẩm. Cùng với chiến lược marketing phù hợp với đối tượng khách hàng có tài chính, các sản phẩm Ivy Moda càng được lòng người Việt nhờ vào chất lượng mà nó mang lại. 

Danh tiếng của hãng càng được đẩy lên cao nhờ vào show diễn tại Fashion Runway 2015.

Hãng đã xây dựng được 4 thương hiệu chính, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau, đó là:

  • IVY moda – thời trang xu hướng
  • IVY You – thời trang dạo phố
  • Senora – thời trang dạ hội 
  • IVY Accessorize – Phụ kiện 

Các sản phẩm trong hệ sinh thái IVY moda đã đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Đây cũng chính là thành công trong chiến dịch marketing của IVY moda, tạo nên dấu ấn sâu đậm trong lòng khách hàng về một thương hiệu made in Việt Nam.

3.2. Chiến lược marketing của Ivy moda 

IVY moda đã có chiến dịch quảng bá thương hiệu rất tốt nhờ vào việc tổ chức các show diễn thời trang hàng năm đến việc tài trợ các chương trình về thời trang của đài truyền hình Việt Nam. 

Tại Việt Nam, Ivy moda là thương hiệu hiếm hoi có thể duy trì được 2 show diễn thời trang lớn mỗi năm. Đây là cơ hội lớn để thương hiệu này có thể tiếp cận được các đối tác, giới kinh doanh thời trang, tạo được niềm mãnh liệt đối với khách hàng.

Hãng Ivy moda đã có cơ hội quảng bá thương hiệu rất tốt nhờ vào việc tài trợ cho các chương trình thực tế như Thời trang và phong cách, Hoa hậu Việt Nam, The Face…Với lượng người xem lớn cùng độ hot của các chương trình trên, thương hiệu Ivy moda đã có thêm độ phổ biến với nhiều khách hàng tiềm năng. 

Kế hoạch marketing cho thương hiệu thời trang cần được đưa ra cụ thể, kỹ lưỡng dựa trên các yếu tốt như định vị thương hiệu, đối tượng khách hàng tiềm năng và phân tích đối thủ. Vì thế, các marketer cần có hướng nghiên cứu, phân tích chính xác nhất để đưa ra một kế hoạch hoàn hảo. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *